BANNER
Tin mới
Đang tải...


Giặt đá – stone wash đôi khi cũng được gọi là giặt enzyme. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong quá trình sản xuất denim. Một chiếc quần jean cũ sẽ có những sợi chỉ xanh và trắng xuất hiện trên sợi chỉ dọc và ngang của vải. Trong ngành thời trang, ban đầu những chiếc quần này đều mới và giặt enzyme sẽ tạo cho chúng những đặc điểm trông như cũ.

sản xuất quần jean - giặt enzyme
Mẫu stonewash của Denham Jeans

Giống như tên gọi của phương pháp giặt đá, quần jeans được nhuộm mới hoàn toàn được cho vào những chiếc máy giặt lớn và quay cùng với đá. Cho thêm đá bột sẽ làm cho những chiếc quần jeans trông như đã cũ. Đá bọt làm sờn bề mặt của jeans giống như giấy nhám và loại bỏ những phân tử thuốc nhuộm khỏi bề mặt vải. Đát bọt được sử dụng từ khi bắt đầu xuất hiện jeans giặt đá vào đầu những năm 80. Tuy nhiên, giặt đá cũng có một số nhượng điểm. Đó là mức độ làm sờn vải rất khó để kiểm soát, mức độ sờn quá nhẹ sẽ không mang lại sản phẩm mong muốn, còn nếu quá mạnh sẽ làm hỏng vải thường là ở các đường may và đường eo. Hiệu ứng của mỗi lượt giặt jeans không thống nhất, và thường thì một số chiếc quần bị sờn quá nhiều.Quá trình này cũng không thể lựa chọn. Tất cả mọi thứ trong máy giặt đều được làm sờn, bao gồm cả những chiếc khuy đinh tán hay kim loại khác vào vành máy giặt. Điều này làm giảm chất lượng của sản phẩm và tuổi thọ của thiết bị đồng thời tăng chi phí sản xuất. Các quy định về môi trường đã tập trung nhấn mạnh ngành dệt may cần hạn chế mức ô nhiễm với việc xử lý nước và vứt bỏ đá bọt đã sử dụng.

sản xuất quần jean - giặt đá

Stonewash Jeans

Một phương pháp được biết đến là “giặt đá sinh học – Bio-stoning” được giới thiệu ở châu Âu vào đầu những năm 1990. Kỹ thuật này nhanh chóng được cả thế giới tiếp nhận trong năm sau đó. Giặt đá sinh học là sự tác động của enzyme đến chất vải cũng giống như tác động của đá bọt. Enzyme đã được sử dụng trong ngành dệt may để loại bỏ hồ vải và cặn sắp khỏi các chất liệu thô để chúng được hoàn tất giống nhau. Enzyme  sử dụng trong giặt đá sinh học được gọi là cellulases.
Gen cho enzyme cellulasses đầu tiên được tách khỏi nấm Trichoderma reesei và sau đó vi khuẩn được đặt vào để sản xuất hàng loạt. Cellulases tiêu hóa cellulose – thành phần chính của cotton và các loại vải tự nhiên khác. Cellulose là polime gluco đóng vai trò hỗ trợ cho thành tế bào thực vậy. Cellulases tấn công cellulose ở phần ngoài của từng sợi cotton và phá vỡ một số liên kết nguyên tử, chỉ để những phân tử nhuộm màu bị lỏng ra từ bề mặt vải, còn phần bên trong sợi cotton vẫn nguyên vẹn.
Vào thời kỳ đầu, giặt đá sinh học có một vấn đề đó là phai màu ở phía sau. Hiện tượng này xảy ra khi những phân tử nhuộm màu lỏng ra và bám vào bề mặt sau của vải. Tuy nhiên bằng cách duy trì độ pH từ 6-8, vấn đề này đã được giải quyết. Hiện nay, giặt đá sinh học có thể mang lại hiệu ứng như giặt đá truyền thống, nhưng không làm hỏng độ sờn của vải và dụng cụ.
Cellulases và các loại enzyme khác trong ngành dệt may có nhiều loại với các tính chất khác nhau. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho các nhà thiết kế. Khả năng lựa chọn bề mặt denim nào cần sửa chữa mà không phá hỏng đặc tính của vải đã giúp các nhà thiết kế có nhiều cơ hội sáng tạo hơn. Ví dụ những logo sặc sỡ có thể được in trên khuy kim loại hoặc mác bằng da mà không lo sẽ bị đá bọt làm sờn.
  • Giặt đá sinh học là phương pháp tiết kiệm và thân thiện nhất với môi trường. Rác thải, ô nhiễm, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm đều giảm xuống. Và không giống như đá bọt hay axit sẽ sử dụng hết trong quá trình giặt, enzyme có thể tái chế.
  • Chỉ một lượng nhỏ enzyme có thể thay thế vài chục kg đá bọt. Vì vậy sản lượng có thể tăng lên 30-50% vì phần không gian chứa đá bọt trong máy giặt bây giờ có thể cho thêm nhiều quần jeans hơn nữa.
  • Bên cạnh đó, dùng enzyme không tốn quá nhiều thời gian và không tốn nhiều tiền để loại bỏ đá ra khỏi quần jeans khi giặt xong.
  • Hơn nữa, bụi đá bọt có hại cho sức khỏe của nhân viên. Hầu hết quần jeans ngày nay đều sử dụng giặt đá sinh học.
Trong quá trình giặt đá, đá bọt thường được sử dụng trong máy giặt để tạo ra hiệu ứng. Để tăng ảnh hưởng của đá, đôi khi enzyme được cho thêm. Thường thì enzyme được sử dụng ở điều kiện nhẹ, nhưng có thể đôi khi ở nhiệt độ cao từ 40-60 độ C.

Các bước cơ bản
  • Loại bỏ lớp hồ
  • Giặt đá hoặc giặt đá sinh học
  • Giũ xà phòng
  • Làm mềm vải
Các ứng dụng thêm

Chất chống phai màu phía sau
Có thể màu chàm sẽ dính lại vào vải trong quá trình loại bỏ hồ, vì vậy để tránh hiện tượng này, một số chất xúc tác được sử dụng. Các chất chống phai này có nguồn gốc từ chất tẩy và đóng vai trò là chất xúc tác cân bằng.

Hiệu ứng bạc màu
Trong trường hợp mài cát, cần áp dụng chất xúc tác oxy hóa để nâng cao hiệu ứng bạc màu.
Một phương pháp đó là sử dụng Hydrogen peroxide cho vào máy giặt, chất này sẽ loại bỏ những phân tử chàm không cố định khỏi vùng mài và tạo tương phản sáng hơn, rõ ràng hơn. Số lượng peroxide trung bình sẽ không làm ảnh hưởng đến màu sắc mà chỉ đóng vai trò làm sạch.

Thuốc tím                
Trong một số trường hợp, thuốc tím được áp dụng lên các vùng mài với súng phun hoặc chổi sơn. Phương pháp này được sử dụng khi có yêu cầu hiệu ứng bạc màu mạnh. So với sử dụng peroxide thì phương pháp này đem lại hiệu ứng sáng hơn và trắng hơn.

Nhiệt độ

Nên sử dụng xà phòng trong nước nóng. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng xâm nhập của các phân tử nước vào vải và tăng tỷ lệ hoạt động của nguyên tử xà phòng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét